Sữa ong chúa được coi là một “thần dược” đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm hen suyễn, sưng họng hay thậm chí là tử vong. Thỉnh thoảng, nó có thể khiến đại tràng chảy máu, kèm theo đau dạ dày và tiêu chảy ra máu. Vậy những đối tượng nào không nên sử dụng sữa ong chúa? Hãy cùng Mật ong vàng tìm hiểu nhé!
Những người KHÔNG NÊN uống sữa ong chúa
Những đặc tính tuyệt vời của sữa ong chúa có thể phản tác dụng nếu như áp dụng cho các trường hợp sau:
Trẻ em dưới 13 tuổi
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cho trẻ dùng sữa ong chúa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Vậy nên, các bậc phụ huynh chỉ nên cho con trẻ uống khi thực sự cần. Lưu ý, sữa ong chúa có thể AN TOÀN khi dùng trực tiếp liên tục trong vòng 6 tháng, không được dùng quá liều lượng.
Phụ nữ đang mang thai
Sữa ong chúa sẽ kích thích tử cung co hẹp lại gây khó khăn cho việc sinh nở. Chưa hế, nếu mẹ bầu sử dụng sữa ong chúa trong suốt quá trình mang thai, thai nhi rất có thể gặp phải những nguy cơ rủi ro về sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn uống sữa ong chúa để phát triển cả thể lực và trí lực của thai nhi, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
Người bị bệnh hen suyễn
Những người bị bệnh hen suyễn có thể có những triệu chứng bệnh nặng như co thắt phế quản, khó thở,… Đặc biệt khi bạn dùng những loại sữa ong chúa nguyên chất hoặc sữa ong chúa tươi.
Người bị huyết áp thấp
Sữa ong chúa có chứa thành phần làm cản trở hoạt động của buồng tim, làm hạ huyết áp và làm nở động mạch huyết quản. Chính vì vậy, nếu bạn mắc bệnh huyết áp thấp khi uống sữa ong chúa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Người đau bụng đi ngoài
Trong sữa ong chúa chứa chất độc của nọc ong sẽ gây rối loạn công năng của đường ruột. Vậy nên, những người đang bị đau bụng, ỉa chảy, cơ địa nhạy cảm thì không nên sử dụng sữa ong chúa tươi, đặc biệt là sữa ong chúa nguyên chất.
Những người bị bệnh truyền nhiễm, đang sốt
Nhiều người vẫn nghĩ, uống sữa ong chúa sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng nên cho những người bị sốt uống để mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi sốt, cơ thể cần phải được giải nhiệt, không được dùng sữa ong chúa để tăng thêm chất bổ.
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu (Warfarin).
Uống sữa ong chúa với warfarin (Coumadin) có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Người bị dị ứng phấn hoa
Những trường hợp dị ứng với phấn hoa, hoặc có tiền sử dị ứng với các loại mật ong tự nhiên… rất dễ dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng sữa ong chúa như buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy,… Thậm chí là sốc phản vệ và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người có da nhạy cảm, dễ bị dị ứng
Nếu chị em có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng da thì không nên bôi sữa ong chúa lên mặt bởi chúng sẽ gây nên hiện tượng ngứa, mẩn đỏ. Vậy nên, chị em nên lấy một ít sữa ong chúa bôi thử lên cổ tay, nếu bị các triệu chứng như trên thì ngưng sử dụng ngay lập tức.
Vậy những người nào nên sử dụng sữa ong chúa?
- Những người mất ngủ, suy giảm trí nhớ
- Người bị yếu sinh lí, vô sinh
- Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
- Người bị cao huyết áp, mỡ trong máu,
- Người bị rụng tóc, hói đầu
- Trẻ em suy dinh dưỡng
- Người bị mụn, nám, tàn nhang,
- Những ai bị phong thấp, viêm khớp,…
Trên đây là những trường hợp nên sử dụng sữa ong chúa để cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Bên cạnh đó, nếu bạn có điều kiện thì hãy sử dụng thực phẩm này mỗi ngày để tăng cường sức để kháng cho cơ thể và cho người thân trong gia đình bạn nhé!
Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa đúng cách
Thời điểm sử dụng sữa ong cho cho hiệu quả tốt nhất là lúc dạ dày đang trống rỗng. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung thực phẩm này trước khi ăn sáng khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ 15 – 20 phút nhé!
Lưu ý, sữa ong chúa thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nên bạn cần lấy ra để chúng mềm trong 3 – 5 phút rồi sử dụng.
Có 03 cách sử dụng sữa ong chúa được áp dụng phổ biến nhất.
Cách 1:
Tiêm dưới da – Đây là phương pháp rất hiệu quả nhưng chỉ áp dụng ở những bệnh viện nước ngoài.
Cách 2:
Sử dụng 400 – 500 gm sữa ong chúa ngậm dưới đầu lưỡi rồi sau đó cho chúng tan da từ từ. Đây là cách hiệu quả nhất vì sữa ong chúa được hấp thu trực tiếp vào trong cơ thể mà không gây bị men phân hủy. Tuy nhiee, những người mới uống khó quen bởi vị chua.
Cách 3:
Cho 01 thìa cà phê sữa ong chúa vào 400ml nước đun sôi để nguội, 1-2 muỗng cà phê mật ong (tùy vào sở thích uống ngọt của mỗi người), khuấy tan và uống.
Tuy phương pháp này bị ảnh hưởng bởi sự phân hủy của men tiêu hóa nhưng không đáng kể.
Đặc biệt lưu ý, không nên pha sữa ong chúa với nước nóng bởi các hoạt chất sinh học quý giá có trong sữa ong chúa sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Cách sử dụng sữa ong chúa chăm sóc da
Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dụng. Trộn đều mật ong và sữa ong chúa theo tỷ lệ 2:1. Sau đó, theo đều hỗn hợp lên mặt khoảng 15 – 20 phút để cho dưỡng chất thẩm thấu sau dưới da. Rửa mặt lại với nước mát để se khít lỗ chân lông.
Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/ tuần.
Sữa ong chúa được xem là một siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là đối với phái đẹp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Trên đây là những người không nên uống sữa ong chúa, quý bạn độc có thể nắm bắt để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Chúc tất cả các bạn sức khỏe, thành công!
Xem thêm:
13 Tác dụng của sữa ong chúa tươi với sức khỏe, sắc đẹp
Có nên uống sữa ong chúa thường xuyên không? Hướng dẫn uống đúng cách
Leave a Reply