Cách chữa hôi miệng bằng mật ong dứt điểm tại nhà

chua-hoi-mieng-bang-mat-ong-min
5/5 - (1 bình chọn)

Hôi miệng là nỗi ám ảnh, khiến nhiều người mất tự tin và ngại giao tiếp với người khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng giờ đây bạn đừng quá lo lắng, bài viết dưới dưới đây sẽ hướng dẫn cách chữa hôi miệng bằng mật ong vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao.

Các nguyên nhân gây hôi miệng

Đa số mọi người thường nghĩ nguyên nhân gây hôi miệng thường thường do đánh răng không đúng cách. Tuy nhiên, lưỡi cũng là lý do chính làm hơi thở có mùi. Sau khi ăn, phần thức ăn còn sót lại trong khoang miệng chính là môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh trên lưỡi và xung quanh nướu răng. Các loại vi khuẩn này bắt đầu ăn thức ăn và gây nên tình trạng hôi miệng.

Bên cạnh đó, thực phẩm cũng chính là một yếu tố liên quan. Khi tiêu hóa thức ăn, những chất sẽ được hấp thụ trong máu và sau đó di chuyển đến phổi. Phổi chính là cơ quan chịu trách nhiệm đẩy các mùi hôi ra từ miệng của bạn.

Tác dụng của mật ong chữa hôi miệng

Mật ong có tính sát trùng, giảm viêm và kháng khuẩn mạnh, vì vậy có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có hại trong răng miệng. Nhóm vi khuẩn này là nguyên nhân gây sưng niêm mạc họng, đau rát và làm phát sinh hơi thở có mùi.

Ngoài ra, mật ong còn có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Sử dụng mật ong hằng ngày có thể kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giảm viêm loét niêm mạc và hạn chế dịch vị trào ngược. Vì vậy dùng mật ong đúng cách có thể làm giảm chứng hôi miệng do trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày – tá tràng.

Cách chữa hôi miệng bằng mật ong

Trị hôi miệng bằng mật ong nguyên chất

Cách làm:

Bước 1: Thoa đều mật ong trên nướu răng

Bước 2: Dùng lưỡi đẩy cho mật ong thấm đều trong khoang miệng nhằm loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn

Bước 3: Thực hiện trong vòng 3 đến 5 phút sẽ thấy mùi hôi được loại bỏ đáng kể. Sau đó súc sạch miệng bằng nước

Chữa hôi miệng bằng mật ong và nước ấm

Nguyên liệu:

  • 1 thìa mật ong nguyên chất
  • 200ml nước ấm

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho 2 thìa mật ong vào 200ml dung dịch nước ấm khuấy đều

Bước 2: Sử dụng dung dịch này để súc miệng trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút

Với phương pháp này bạn nên thực hiện 2 lần / 1 ngày vào lúc sáng và tối sau khi ăn

Tuy nhiên, bạn có thể cho thêm ½ thìa muối vào dung dịch để súc miệng nếu đi kèm với hôi miệng là tình trạng chảy máu chân răng hay sưng nú.

Chữa hôi miệng bằng mật ong và bột quế

Tinh dầu thơm trong quế – cinnamaldehyde có thể lấn át mùi hôi do vi khuẩn có hại trong miệng gây ra. Bên cạnh đó, quế còn có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm tình trạng viêm họng và viêm chân răng.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa mật ong nguyên chất
  • ½ thìa bột quế
  • 200ml nước ấm

Thực hiện:

Bước 1: Trộn đều 1 thìa mật ong với khoảng 200ml nước ấm

Bước 2 Sau đó cho thêm ½ thìa bột quế vào và khuấy đều

Bước 3: Súc miệng 2 lần/ ngày (sáng – tối) để làm sạch khoang miệng và đem lại mùi thơm cho hơi thở

Mật ong và bột quế đều có tính ấm, nóng. Vì vậy không nên thực hiện cách này với những người đang bị nhiệt trong miệng.

Chữa hôi miệng bằng mật ong và nước cốt chanh

Với hàm lượng vitamin C cùng với acid citric giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại các mảng bám trong răng. Đồng thời khử mùi hôi miệng và giảm các chứng viêm, sưng nú răng.

Nguyên liệu:

  • 2 thìa mật ong
  • 1 quả chanh
  • 200ml nước ấm

Cách làm:

Bước 1: Bạn cho 2 thìa mật ong vào dung dịch 200ml nước ấm

Bước 2: Vắt lấy nước cốt chanh rồi hòa tan vào hỗn hợp mật ong và nước ấm

Bước 3: Dùng hỗn hợp này súc miệng 2 lần / 1 ngày đảm bảo chứng hôi miệng giảm đáng kể.

Chữa hôi miệng bằng mật ong và gừng

Gừng chứa hàm lượng lớn các hoạt chất: Zingiberen, curcumen, những hợp chất ancol geraniol, linalool, borneol, gingerol,,… không chỉ giúp kháng khuẩn mà còn có mùi hương đặc trưng, khử mùi rất tốt. Đặc biệt, thành phần 6-gingerol xúc tác cho enzyme sulfhydryl oxidase phân hủy hợp chất sulfur gây hôi miệng. Bởi vậy, gừng chính là vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng
  • 2 thìa mật ong
  • 200ml nước sôi

Cách làm:

Bước 1: Tiến hành thái gừng và sử dụng 5 lát

Bước 2: Pha 5 lát gừng cùng với 200ml nước sôi để thu được các tinh chất từ gừng

Bước 3: Để nguội dung dịch vừa hãm, sau đó cho 2 thìa mật ong vào khuấy đều

Bước 4: Uống từng ngụm chầm chậm để trà thẩm thấu vào niêm mạc và hầu họng.

Với phương pháp này bạn có thể thực hiện đều đặn 2 lần / 1 ngày

Chữa hôi miệng bằng mật ong và nước ép táo

Táo là thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường ma sát với răng từ đó các mảng bám sẽ được đánh bay và kích thích hoạt động tuyến bọt từ đó giúp vệ sinh răng miệng sạch hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 quả táo
  • 1 thìa mật ong

Cách làm:

Bước 1: Tiến hành gọt vỏ táo và ép lấy nước

Bước 2: Trộn nước ép táo cùng với mật ong theo tỉ lệ 1:1 hoặc nếu muốn dùng nhiều hơn bạn có thể tăng lên 2 thìa nước ép táo và 2 thìa mật ong,

Bước 3: Ngậm hỗn hợp vừa trộn trong vòm họng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và trị hôi miệng hiệu quả.

Bước 4: Sau khi ngậm xong bạn chú ý súc miệng lại với nước sạch.

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng mật ong

+ Nên uống nhiều nước trong ngày để làm loãng dịch vị có trong miệng, khử trùng vi khuẩn trong miệng và hạn chế mùi hôi.

+ Hạn chế ăn thức ăn có mùi không sử dụng các chất kích thích như rượu bia và không hút thuốc.

+ Cách chữa hôi miệng bằng mật ong có tác dụng chậm nên cần áp dụng đều đặn và thường xuyên.

+ Cần vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 – 3 lần/ ngày.

Trên đây là cách mẹo trị hôi miệng bằng mật ong hiệu quả nhất. Mật ong vàng chúc các bạn thực hiện thành công!

Bài viết liên quan

Bí Quyết Trứng Gà Hấp Mật Ong Giúp Tăng Cân

Các Tác Dụng Của Mật Ong Cần Ghi Nhớ

Cách Đánh Trứng Gà Với Mật Ong – Bồi Bổ Cơ Thể, Làm Đẹp Nhan Sắc

matongvang
Mật ong nguyên chất là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng, mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người. Với uy tín và thương hiệu của mình, Mật Ong Vàng cam kết đem đến tận tay cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Địa Chỉ: Số 308 Lê Quang Định, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh