Quả lê không còn xa lạ gì đối với mọi người. Nhưng bài thuốc “Lê hấp mật ong trị ho” không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay Mật ong vàng sẽ “bật mí” công thức lê hấp mật ong trị ho hiệu quả tại nhà
Công dụng của quả lê trị ho
Theo Đông y, quả lê có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm. Vì vậy quả lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến hô hấp như ho khan, ho gió và ho có đờm. Ngoài ra lê còn đem đến tác dụng tiêu đờm, sinh tân dịch, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm khát…
Theo tây y, quả lê có chứa dưỡng chất như canxi, phốt pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa, có tác dụng nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp từ đó giúp tăng cường sức khỏe an toàn hiệu quả
Cách làm lê hấp mật ong chữa ho
Từ xưa ông cha ta đã dùng lê và mật ong như 1 loại thuốc kháng sinh để trị ho an toàn và hiệu quả. Lê hấp mật ong có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng giúp giảm viêm, giảm tình trạng mất tiếng và khàn tiếng, từ đó giúp điều trị ho nhanh chóng
Nguyên liệu và cách sơ chế
- 1 quả lê gọt vỏ, rồi ngâm lê trong nước muối 5 phút
- 3 thìa cafe mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
Bước 1: Cắt phần thịt lê thành khối vuông vừa phải.
Bước 2: Cho lê mật ong vào chén rồi đem hấp hoặc chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Khi chín, đem ra ngoài để nguội bớt rồi thưởng thức. Như vậy đã có một bài thuốc đông y trị ho hiệu quả rồi
Lưu ý: Đối với trẻ chưa chưa biết nhai hoặc lười nhai, bạn có thể ép lê tươi lấy nước rồi hòa với 1 ít mật ong và cho trẻ uống trực tiếp.
Tham khảo thêm các cách trị ho bằng quả lê tại nhà
Lê hầm kỷ tử, táo Tàu và đường phèn
Nguyên liệu
- 2 quả lê
- Nửa thìa đường phèn
- 1 thìa kỳ tử
- 6 – 8 quả táo khô
- 1 cốc nước Thực hiện
Cách thực hiện
Bước 1: Lê rửa sạch và để ráo nước, sau đó cắt nhỏ tùy thích
Bước 2: Táo Tàu và kỷ tử cũng rửa dưới vòi nước sạch
Bước 3: Cho lê, táo khô, kỷ tử vào nồi, đổ nước và đường phèn vào nấu trên lửa lớn. Nấu trong khoảng 15 – 20 phút
Bước 4: Lê sau khi hầm, bạn đổ ra chén nhỏ cho nguội. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần dần
Lê hấp đường phèn, kỷ tử
Lê hấp đường phèn kỷ tử giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm hiệu quảNguyên liệu
- 2 quả lê
- 1 thìa đường phèn
- 1 thìa kỷ tử
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch quả lê, để nguyên vỏ, cắt ngang quả lê rồi khéo léo khoét bỏ phần lõi cứng và hạt bên trong.
Bước 2: Cho đường phèn và kỳ tử vào trong quả lê
Bước 3: Xếp lê vào nồi, cho kỷ tử cùng phần đường còn lại vào. Chưng trong khoảng 40 phút.
Bước 4: Sau khi xong, bạn cho lê ra chén nhỏ cho nguội và thưởng thức
Lê chưng gừng và mật ong
Theo nhiều nghiên cứu, gừng có tính ấm, nóng có công dụng tốt với các bệnh đường hô hấp như ho gió, ho khan, ho có đờm… Vì cậy lê kết hợp với gừng được xem là bài thuốc trị ho hiệu quả.
Nguyên liệu
- 2 quả lê
- 1 củ gừng vừa
- Đường phèn
Cách thực hiện
Bước 1: Gừng: Rửa sạch, cạo bỏ vỏ, đập giập nát rồi thái nhỏ.
Bước 2: Lê rửa sạch, gọt vỏ, thái lát nhỏ
Bước 4: Cho gừng và lê đã thái vào thố, thêm đường phèn rồi chưng lê trong khoảng 20 phút, để nguội và có thể sư dụng.
Chữa ho bằng lê và củ cải
Nguyên liệu:
Củ cải, lê, sữa đặc, mật ong, gừng
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lê, củ cải, gừng sau đó ép lấy nước mỗi loại riêng biệt
Bước 2: Cho nước củ cải vào nồi đun sôi đến khi keo thì cho các nguyên liệu còn lại vào.
Bước 3: Khuấy đều các nguyên liệu đến khi khi hỗn hợp chuyển thành dạng sệt thì tắt bếp
Bước 4: Để nguội rồi cho vào bình, dùng dần
Mỗi ngày uống 1 thìa trước khi ăn
Lê hấp đường phèn
Nguyên liệu:
- 1 quả lê
- Đường phèn
Cách thực hiện:
Bước 1: Lê đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầy, lấy dao khoét lõi bỏ phần hạt, rồi cho vào 1 ít đường phèn vào
Bước 2: Đem quả lê chưng cách thủy đến lúc đường phèn tan khoảng 15 phút, rồi cho xuống để nguội
Bước 3: Uống nước bên trong quả lê, dùng mỗi ngày 1 – 2 quả cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Những lưu ý khi dùng lê hấp mật ong trị ho
Vì lê là thực phẩm có tính hàn nên chóng chỉ định với người bị tiêu chảy, đau bụng do lạnh cần tránh dùng.
Bài thuốc lê hấp mật ong trị ho, chỉ có tác dụng tốt trong việc giúp giảm ho khan và ho có đờm. Nếu ho do nhiễm khuẩn, bạn nên tuân thủ chỉ định về dùng thuốc.
Đối với trẻ khi bị ho, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm loãng dịch đờm nhầy và hạn chế cho trẻ ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Khi cho trẻ nhỏ ăn kết hợp lê với gừng hay mật ong thì các bạn cần chú ý: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể dẫn đến dị ứng mật ong hoặc là ngộ độc( do hệ tiêu hóa cuả trẻ chưa hoàn thiện). Khi cho trẻ dùng gừng, mẹ nên chú ý đến liều lượng, tránh cho quá nhiều dẫn đến cay trẻ không dùng được.
Mật ong vàng chúc các bạn thực hiện thành công tại nhà, để có 1 sức khỏe thật tốt.
Bài viết liên quan
Cách Trị Ho Cho Trẻ Bằng Mật Ong
Leave a Reply