Mật ong để lâu có tốt không? Cách bảo quản mật ong lâu dài

mat-ong-de-lau-co-tot-khong
5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn mọi người đều biết mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều bạn thắc mắc, mật ong để lâu có tốt không và cách bảo quản mật ong như thế nào cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc đó của các bạn.

Mật ong để lâu có tốt không?

Có rất nhiều quan điểm sai lầm cho rằng, mật ong có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế mật ong cũng có hạn sử dụng và được khuyến cáo bảo quản và sử dụng mật ong trong vòng 2 năm trở lại là tốt nhất.

Vì mật ong nếu để quá lâu thì hương thơm, mùi vị sẽ giảm dần và không còn như ban đầu được. Ngoài ra, các enzym quý cũng sẽ biến mất, các giá trị dinh dưỡng dùng để trị bệnh và làm đẹp cũng không còn.

Thậm chí, mật ong để quá lâu còn được xem là chất độc. Cụ thể, theo các nghiên cứu thì trong mật ong có hàm lượng chất Hydroxymethylfurfural (viết tắt là HMF), là một chất độc do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30 độ C và khi nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh HMF càng lớn.

Hàm lượng HMF khoảng 200mg/kg có thể làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Do đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, giới hạn HMF cao nhất đối với mật ong: 40-80mg/kg.

Lúc mới thu hoạch, hàm lượng HMF trong mật ít hơn 5mg/kg. Sau 100 – 300 ngày (nửa năm đến 1 năm) bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C thì lượng HMF sẽ tăng thêm 30mg/kg. Trong 2 năm, hàm lượng HMF có thể đạt 80mg/kg, cộng thêm thời gian bảo quản trước khi xuất xưởng của mật ong từ 6 tháng đến 1 năm thì hàm lượng HMF có thể đạt 100mg/kg vẫn vô hại khi sử dụng

Nhưng nếu để quá 2 năm, hàm lượng HMF trong mật ong có thể lên đến 200 – 300mg/kg rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng khi sử dụng.

Do đó, dù mật ong không bị hư hỏng nhưng thời gian đã quá 2 năm thì tốt nhất là nên bỏ đi.

Đối với mật ong rừng: Đa phần mật ong lấy từ rừng thường không đảm bảo quy trình sàng lọc khắt khe, không thể tránh khỏi dính bụi hay các hạt phấn hoa. Ngoài ra quá trình vận chuyển từ rừng sâu đến nơi sơ chế và tiêu thụ cũng khó đảm bảo loại sạch các mầm bẩn.

Vậy nên mật ong rừng cũng giống các loại mật ong khác, bạn nên sử dụng hết trong vòng 2 năm kể từ khi thu hoạch, để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách nhận biết mật ong bị hỏng

Nhận biết bằng màu sắc

Mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi

Nhận biết bằng cách ngửi

Mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu;

Nhận biết bằng cách nếm

Mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Để càng lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men.

Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Cách bảo quản mật ong tốt nhất

Tốt nhất đối với mật có sáp bạn chỉ nên bảo quản trong vòng 6 tháng, với mật đã lỏng, thông thường bạn có thể lưu giữ và sử dụng trong khoảng 2 năm

Chất liệu dùng bảo quản mật ong

Nhựa: Có khá nhiều sản phẩm trên thị trường, có thành phần từ các loại nhựa khác nhau. Bạn chỉ nên sử dụng chai hũ bằng nhựa Plastic đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi. Đặc biệt khi vận chuyển đây sẽ là lựa chọn thích hợp tránh tình trạng đổ vỡ.

Thủy tinh: Đánh giá dựa trên độ sạch, tính thẩm mỹ, khả năng bảo quản và thói quen người dùng thì thủy tinh được coi là lựa chọn thích hợp nhất. Bạn có thể dùng chúng khi muốn sử dụng mật làm quà tặng hay lưu giữ tại nhà đều tốt.

Không dùng gỗ – kim loại để bảo quản: Đây là 2 chất liệu đầu tiên bạn nên tránh sử dụng khi bảo quản mật. Bởi kim loại dễ làm mật ong tạo kết tủa hình thành chất độc gây hại, với gỗ chúng lại làm mật mất đi hương vị đặc trưng.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong

  • Nên bảo quản trong khoảng 21 – 26 độ C.
  • Tránh xa ánh nắng mặt trời.
  • Không đặt mật dưới nền nhà, sàn gỗ hay đất, bởi nhiệt độ thấp dễ khiến mật kết tinh, đóng đường.
  • Tránh nơi có nhiệt độ cao (tủ bếp, gần vị trí đặt bếp, lò vi sóng, lò nướng…)
  • Không bảo quản mật trong tủ lạnh.
  • Không vặn nắp quá chặt, mật sẽ lên khí gas mau hỏng.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguyễn Thị Ngọc Hương
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương là chuyên gia tư vấn sức khỏe, chuyên gia nghiên cứu các sản phẩm dinh, nhằm xây dựng các phác đồ điều trị dinh dưỡng cho các nhóm bệnh khác nhau. Giúp nâng cao sức khỏe cho cộng đồng